Củ tam thất khô

470,000 

Còn hàng

Thành phần: được phơi khô 100 từ củ tam thất tươi
Nguồn gốc: Hà Giang
Quy cách đóng gói: 1kg
Cam kết hàng chất lượng & giá tốt
Đổi trả hàng nếu hàng lỗi hay hỏng.

Tìm hiểu về củ tam thất

Cây tam thất là một loại cỏ nhỏ, sống lâu năm. Lá mọc vòng từ 3–4 lá một, cuống dài 3–6cm, mỗi cuống lá có từ 3–7 lá chét hình mác dài, mép lá có răng cưa nhỏ. Cụm hoa mọc thành tán đơn ở ngọn thân, hoa màu lục vàng nhạt. Quả mọng, hình cầu dẹt, khi chín có màu đỏ, hạt màu trắng. Mùa hoa vào tháng 5–7, mùa quả từ tháng 8–10.

củ tam thất khô

Tam thất là cây thảo đặc biệt ưa bóng và ưa ẩm mát, mọc ở vùng núi cao trên 1.500m. Mùa đông, nhiệt độ xuống dưới 0ºC nhưng phần thân rễ của tam thất vẫn tồn tại.

Phân loại củ tam thất

Dựa trên nhiều đặc điểm về hình dáng của cây, củ, phân bố, giá trị, trạng thái sử dụng mà người ta có phân chia tam thất thành nhiều loại để dễ phân biệt như sau:

Củ tam thất bắc

Tam thất bắc có nhiều tên gọi khác như nhân sâm tam thất, sâm tam thất, điền thất, kim bất hoán (ý là rất quý, có vàng chưa chắc mua được).

Để phân biệt củ tam thất bắc ta dựa vào đặc điểm về hình dáng như sau: Hình thoi, vỏ ngoài sần sùi, nhiều mấu cứng xám hoặc đen.

Tam thất bắc là cây thuộc họ nhân sâm, thân cây nhỏ cao khoảng 30-60cm, sống lâu năm, mọc đứng, vỏ cây không lông với rãnh dọc, lá kép kiểu bàn tay xòe, mọc vòng. Cây cần có tuổi đời từ 3-7 năm thì mới cho thu hoạch củ.

Củ tam thất nam

Tam thất nam hay còn được gọi là tam thất gừng, thổ tam thất, khương tam thất. Củ có hình hơi tròn, bề mặt củ nhẵn. Lá cây tam thất nam khá dày, to, không có răng cưa và thường mọc xếp thành từng tàu trồng lên nhau.

Cây tam thất nam thường mọc hoang ở những nơi đất ẩm và mát như ở bờ suối, ven sông. Nếu so sánh, cả củ và hoa của cây tam thất nam đều ít giá trị hơn so với tam thất bắc.

Củ tam thất rừng

Tam thất rừng hay tam thất hoang, trúc tiết nhân sâm, tam thất hoang, tam thất lá xẻ, sâm hai lần chẻ, vũ điệp tam thất, hoàng liên thất.

Củ tam thất rừng thường thuôn một bên hoặc hình trứng, vỏ có màu trắng vàng, thịt màu trắng ngà, vị hơi cay như gừng. Cây tam thất rừng ưa ẩm ướt nên thường mọc hoang ở nơi ven núi, hốc khe hoặc ven bờ suối. Trong tam thất rừng có 5 loại, phân loại dựa trên màu sắc của lõi củ là: Màu tím khoai môn, vàng, đỏ tía, xanh và trắng.

Củ tam thất tươi

Củ dạng tươi là dạng củ mới thu hoạch, chưa qua quá trình sơ chế để bảo quản. Tam thất tươi được đánh giá là rất tốt vì nó giữ nguyên được giá trị dược tính. Tuy nhiên, việc dùng tam thất tươi cũng có bất tiện là nếu không biết cách bảo quản thì củ dễ bị hỏng, không sử dụng được.

Củ tam thất khô

Củ tam thất khô là dạng tam thất đã được sơ chế, phơi hoặc sấy khô để tiện cho quá trình sử dụng và bảo quản về sau. Tam thất khô nếu được sơ chế đúng cách thì giá trị dược tính không quá khác biệt so với loại tươi.

8 tác dụng từ tam thất khô không nên bỏ qua

1. Tác dụng cầm máu và bổ máu

Tam thất được xem là vị thuốc bổ máu hàng đầu trong nhóm dược liệu. Ngoài ra, nhờ tác dụng cầm máu; tiêu máu; tiêu sưng nên được dùng trong các trường hợp chảy máu do chấn thương (kể cả nội tạng), tiêu máu ứ (do phẫu thuật, va đập gây bầm tím phần mềm),…

2. Bảo vệ tim mạch và mạch não

Chất noto ginsenosid trong tam thất có tác dụng giãn mạch, ngăn ngừa xơ vữa động mạch, tăng khả năng chịu đựng của cơ thể khi bị thiếu oxy. Ngoài ra, nó cũng ức chế khả năng thẩm thấu của mao mạch, hạn chế các tổn thương ở vỏ não do thiếu máu gây ra.

3. Kích thích thần kinh trung ương, chống trầm uất, giải tỏa stress, giúp hồi phục hệ thần kinh và tăng cường trí nhớ

Công dụng này của tam thất có được là nhờ hoạt chất Saponin. Không những thế, nó còn có tác dụng phòng ngừa chống tai biến mạch máu não; làm tan đi các cục máu đông; giúp máu lưu thông bình thường

4. Chống lão hóa

Trong củ tam thất chứa thành phần hoạt tính saponin và flavonoid giúp cải thiện khả năng vận hành của các cơ quan liên quan trong cơ thể; chống lại các gốc tự do; chống oxy hóa; có thể đóng vai trò trong việc trì hoãn lão hóa.

5. Phòng ngừa và điều trị ung thư

Hai hoạt chất Saponin, Flavonoid có trong củ tam thất được chứng minh có thể giúp ngăn chặn sự lão hóa, hạn chế sự phát triển của các tế bào ung thư; các khối u bướu; tăng cường sức đề kháng; trợ sức trợ lực,…từ đó kéo dài sự sống của người bệnh.

6. Điều hòa kinh nguyệt

Thành phần hoạt tính trong tam thất có tác dụng giống hormon điều chỉnh trục sinh dục dưới, buồng trứng. Từ đó điều hòa chu kỳ kinh nguyệt ổn định.

7. Điều tiết đường huyết

Trong củ tam thất có chất Saponin Rg1 khi kết hợp với insulin được chỉ ra có tác dụng hiệu quả trong việc giảm đường huyết cao.

8. Tác dụng dược lý khác

Một số tác dụng dược lý của củ tam thất được phát hiện như sau:

  • Tăng cường khả năng bảo vệ tim chống lại tác nhân gây loạn nhịp. Nhờ hoạt chất noto ginsenosid mà tam thất có tác dụng ngăn ngừa xơ vữa động mạch; làm giãn mạch và làm tăng khả năng chịu đựng của cơ thể khi bị thiếu oxy.
  • Tiến hành thử nghiệm trên cơ thể chuột, có thể thấy tam thất cũng có tác dụng cầm máu; tiêu ứ máu bên trong nội tạng và làm lành các vết thương nhanh.
  • Một thí nghiệm mới đây cho thấy, tam thất có thể khắc phục chứng teo dạ dày chuột; đảo ngược sự tăng sản; chuyển sản ruột của biểu mô tuyến; làm chậm sự phát triển của khối u.
  • Nhà nghiên cứu người Nga cũng phát hiện được tác dụng làm giảm huyết áp; giảm nhịp tim khi sử dụng một lượng tam thất cố định.
  • Bên cạnh đó, tam thất còn có tác dụng cải thiện phản ứng miễn dịch dịch thể; giảm viêm; giảm đau và làm chậm quá trình lão hóa.

Cách sử dụng củ tam thất

Loại củ này được dùng trong điều trị nhiều chứng bệnh. Liều dùng thông thường là từ 4-8g ở dạng bột, thuốc sắc hay cao lỏng. Tuy nhiên, trong thực tế thì củ tam thất được dùng nhiều nhất ở hai dạng là dùng chín hoặc dùng sống.

Củ tam thất dùng sống:

Để dùng tam thất sống, thường thì ta cần tán củ thành bột mịn rồi trộn với mật ong để ăn trực tiếp. Ngoài ra, nhiều người cũng cắt củ tươi thành các lát nhỏ mỏng, hay mài ra pha với nước ấm nóng để uống. Ưu điểm của cách dùng này là tận dụng được tối đa dược tính trong củ. Tuy nhiên, vì tam thất có vị đắng nên nhiều người rất ngại dùng cách này.

Củ tam thất dùng chín:

Tam thất có thể kết hợp được với nhiều nguyên liệu khác như thịt gà, thịt lợn, chim bồ câu, ngải cứu, nấm linh chi, nhân sâm… để chế biến thành nhiều món ăn thơm ngon và bổ dưỡng. Với những người ngại dùng tam thất sống thì có thể tham khảo món “tam thất tươi hầm gà ác/chân giò/chim câu”

Nguyên liệu: Củ tam thất tươi (50g) thái thành từng lát vừa ăn, chim câu/chân giò/gà ác (500-700g) làm sạch, riêng chân giò cần chặt miếng vừa ăn. Tất cả cho vào nồi, thêm gia vị rồi đổ thêm nước, hầm trong vòng 2 tiếng cho chín mềm.
Cách chế biến này dùng rất tốt cho các trường hợp: Suy nhược cơ thể, phụ nữ sau sinh, người vừa ốm dậy.

Củ tam thất ngâm rượu có tốt không?

  • Củ tam thất ngâm rượu rất tốt vì nó giúp giữ gìn và phát huy tối đa công hiệu. Một số tác dụng của loại rượu này đó là:
  • Tăng cường sức khỏe, giúp lại sức với những người lao động nặng nhọc.
  • Giúp hỗ trợ ổn định áp huyết, tốt cho người cao huyết áp khi sử dụng liều lượng thích hợp.
  • Giúp bổ máu, tăng cường tuần hoàn máu.
  • Củ tam thất ngâm rượu có tác dụng giúp giảm căng thẳng, ngủ ngon giấc.
    Giúp kích thích vị giác, giúp ăn ngon miệng.
  • Phòng ngừa chứng đau xương khớp.

củ tam thất ngâm rượu

Cách ngâm rượu củ tam thất:

  • Ngâm rượu tam thất tươi: 1kg tam thất tươi đã rửa sạch đất, cắt bỏ rễ, để ráo nước (có thể thái mỏng hoặc để nguyên củ), ngâm với 3 lít rượu 45 độ trong 3 tháng.
  • Ngâm rượu với củ tam thất khô: 1kg tam thất khô cạo sạch vỏ, rửa sạch, tráng với rượu cho sạch rồi thái mỏng hoặc để nguyên củ, ngâm với 5 lít rượu 40 độ trong 3 tháng.
  • Rượu tam thất có vị đắng và ngọt hậu nơi cuống họng. Vì rất giàu dưỡng chất nên mỗi lần chỉ nên uống 1-2 chén nhỏ. Không nên uống quá nhiều vì cơ thể sẽ không thể hấp thu hết.

Only logged in customers who have purchased this product may leave a review.

Reviews

There are no reviews yet.

CHỌN DANH MỤC